Phan Văn Vĩnh là ai? 1 tháng kiếm được bao nhiêu tiền? Có bị bắt chưa?

Phan Văn Vĩnh là ai?

Từng là một người đàn ông vô cùng quyền lực khi nắm trong tay các chức vụ hàng đầu Bộ Chính Trị cũng như Bộ Công An, Phan Văn Vĩnh để lại cho đời nhiều tiếc nuối khi nhúng chàm trong vụ án bảo kê đường dây đánh bạc nghìn tỷ đồng trong lúc đương chức. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu vị tướng nổi tiếng với biệt danh “Khắc tinh của tội phạm và tại sao ông này lại nhúng chàm nhé!!!

Tiểu sử của Phan Văn Vĩnh

Phan Văn Vĩnh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1955 tại thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Ngày 16 tháng 9 năm 1978, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2000, khi đang là Phó Giám đốc Công an tỉnh Nam Định, ông được Chủ tịch nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trước năm 1989 ông công tác tại Công An TP Nam Định. Từ năm 1989 đến 1997 ông được phong cấp lên vị trí Phó trưởng công an TP. Nam Định, phụ trách chính Đội CSĐT tội phạm. Đáng tiếc thay, trong một lần xả thân mình khi tham gia vào vụ án bắt đối tượng cướp tiệm vàng Thịnh Vượng(TP. Nam Định) và không may ông bị hỏng một mắt.

Trong quá trình công tác tại đơn vị Phạm Văn Vĩnh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và hết mình vì công việc không ngại khó, ngại khổ. Đến năm 1997, ông được Đảng và Nhà Nước giao phó chức vụ Phó Giám Đốc Công an Tỉnh cho đến năm 2010 ông được sắc phong lên vị trị Giám Đốc Công An tỉnh Nam Định. Trong khoảng thời gian trên, Phạm Văn Vĩnh được trao tặng danh hiệu “Anh Hùng lực lượng vũ trang nhân dân” khi vẫn đang đương chức Phó Giám Đốc Công an Tỉnh vào năm 2000. Một cột mốc đáng nhớ trong quá trình công tác của ông nữa là năm 2007 ông được phong Hàm Thiếu Tướng và trúng cử ĐBQH khóa 12, Ủy viên Ủy ban Quốc Phòng, An ninh của Quốc hội.

Sự nghiệp Phạm Văn Vĩnh như được trải thảm đỏ khi đến tháng 9 năm 2010 ông một lần nữa được sự tín nhiệm của Đảng, Nhà Nước và Nhân dân cất nhắc lên vị trí Phó Tổng Cục Trưởng Cảnh Sát phòng chống tội phạm. Nhờ sự nhạy bén trong công việc và cống hiến hết mình nên chưa đầy một năm sau ông một lần nữa được thăng chức lên Trung tướng, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát.

Tháng 4 năm 2017, Phạm Văn Vĩnh hoàn thành nhiệm vụ trong con đường sự nghiệp và nghỉ hưu. Tuy nhiên, một năm sau nghỉ hưu, ông bị bắt tạm giam 4 tháng vì liên quan tới đường dây đánh bạc nghìn tỷ RickVip trên Internet. Cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông. Cùng năm đó,  Phan Văn Vĩnh bị Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ tuyên án (sơ thẩm) phạt 9 năm tù và 100 triệu đồng với tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” trong vụ án.

Phan Văn Vĩnh đã bị đi tù hay chưa? Có dinh phốt hay scandal nào không?

Giữa năm 2015: Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam (nguyên chủ tịch HĐQT VTC Online) tung ra cổng game Rikvip/Tip.club, đã thu hút được 43.000 người tham gia đánh bạc. 20/5/2016, Phan Văn Vĩnh chính là người ký công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị cấp phép cho CNC, hợp thức hóa cổng game Rikvip và 23zdo. Theo số liệu, cơ quan chức năng xác định có hơn 40 triệu tài khoản đăng ký tham gia trên cả hai cổng game này. Trong giai đoạn điều tra, số tiền lưu thông của đường dây đánh bạc lên đến 18.000 tỷ đồng.

Chính vì điều đó, cựu Trung Tướng Công an nhân dân Việt Nam đã bị bắt và khởi tố với tội danh  “bảo kê” đường dây đánh bạc. HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Phan Văn Vĩnh 9 năm tù giam về tội danh Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ. Đồng thời, tuyên phạt bị cáo 100 triệu đồng về hình phạt bổ sung. Trước đó, bị cáo Phan Văn Vĩnh bị VKSND tỉnh Phú Thọ đề nghị mức án 7 năm đến 7 năm 6 tháng tù giam. Hiện ông đang chấp hành án tù của mình.

Những thành tích nổi bật và mức thu nhập của Phan Văn Vĩnh

Nhắc tới Phan Văn Vĩnh thì giới tội phạm phải nghiêng mình kính nể vì bề dày thành tích của ông khi còn đương chức trong Bộ Công An nhân dân Việt Nam. Ông được đánh giá là vị tướng nổi tiếng trong chỉ đạo triệt phá các băng tội phạm khét tiếng và từng là trưởng ban chuyên án điều tra các vụ án lừng lẫy: Lê Văn Luyện, “Bầu Kiên” và Thảm sát ở Bình Phước – Nguyễn Hải Dương.

Ông từng được phong tặng các danh hiệu sau:

  • Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam (thụ phong ngày 25 tháng 4 năm 2007)
  • Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam (thụ phong năm 2012, tước bỏ năm 2018)
  • Huân huy chương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (năm 2000)

Một số phát ngôn đang chú ý của Phan Văn Vĩnh: 

    • “Tất cả chúng tôi đều lặng người đi không ai nói với ai được một lời. Tội ác quá man rợ. Chính điều này đã thúc đẩy chúng tôi quyết tâm bằng được tội phạm” – Nói về vụ án Lê Văn Luyện”
    • “Phải có trái tim để xử lý tội phạm. Tìm điểm sáng còn lại trong con người họ để lại cho gia đình họ…”
    • “Sau khi phá án, món nợ của nhân dân đã được trả. Tôi cũng như nhiều đồng đội không thấy vui mà canh cánh nỗi buồn vì hậu quả của vụ án để lại quá nặng nề, xót xa” – Sau khi phá vụ thảm án Bình Phước
    • “Đối với Trịnh Xuân Thanh, các nước bạn đều đồng lòng, đồng thuận, nhận lời cùng với chúng ta truy bắt bằng được dù Thanh có lẩn trốn ở đâu” – Phát biểu tại Hội thảo Quốc Tế về truy nã tội phạm năm 2016

Hình ảnh của Phan Văn Vĩnh:

Index